Society Matters Số 33 Quý 1 | Mùa Thu 2023 6 Nhà thờ Công Giáo Và Thánh Đường Hồi Giáo Ở Làng Indonesia: Một Giấc Mơ Trở Thành Sự Thật Đối Với Cha Boni Khi cha Boni Buahendri, SVD nhận thấy sự cần thiết để có một ngôi nhà thờ Công giáo và một thánh đường Hồi giáo tại ngôi làng quê Indonesia của mình, cha đã cùng với những người trong làng bắt đầu thực hiện ước mơ này. Cha nói: “Dự án ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong làng.” Ngôi làng Compang ở West Manggarai Regency trên đảo Flores là nơi sinh sống của hầu hết người Công Giáo, nhưng cũng có một số lượng đáng kể người Hồi giáo. Do vị trí địa lý xa xôi nên người dân rất cần các cơ sở thờ phượng. Cha nói: “Người dân đến từ hai tôn giáo và họ sống cạnh nhau, cả hai cộng đồng đều rất hòa thuận và thậm chí chia sẻ các ngày lễ tôn giáo quan trọng. “Đối với người Công Giáo, vì ở rất xa giáo xứ nên họ rất cần một nhà thờ trong làng. “Và để có một thánh đường Hồi giáo nhỏ và đơn sơ ở nơi đó, điều này thực sự là một vấn đề.” Cha Boni, hiện đang là linh mục chánh xứ ở Giáo xứ Thánh Máccô, Inala, Brisbane cho biết người Công Giáo và người Hồi giáo ở làng Compang có chung một tổ tiên và vì vậy mọi người đều được coi là gia đình. “Tôi là người Công Giáo, nhưng chú và cô của tôi là người Hồi giáo, vì vậy tôi phải suy nghĩ, ước vọng và cầu nguyện cho cả hai,” cha nói. Phải mất bốn năm để gây quỹ cần thiết để xây dựng ngôi nhà thờ và thánh đường Hồi giáo. Cha Boni đã làm việc cùng với nhiều bạn bè và bạn học trên khắp Indonesia để giúp thực hiện điều đó. “Tôi yêu cầu họ đưa ra đề xuất chính thức, và sau đó chúng tôi làm việc cùng nhau để gây quỹ,” cha nói. “Và linh mục quản xứ ở đó, là một nhà truyền giáo Ngôi Lời, ngài cũng giám sát nó.” Tại lễ khánh thành và ban phép lành cho hai nơi thờ tự, cha Boni cho biết nhà thờ và thánh đường Hồi giáo ở làng Compang là “biểu tượng và mô hình của sự khoan dung hài hòa dựa trên nền văn hóa bản địa của Indonesia và Flores”. Cha hy vọng dự án sẽ là một hình mẫu điển hình cho các làng và khu vực khác trong cả nước. Cha nói: “Sự khoan dung không thể chỉ được thảo luận ở cấp độ khoa học, thông qua các cuộc hội thảo hay hội nghị, mà phải bắt nguồn từ văn hóa của cộng đồng. “Sự khoan dung phải dựa trên văn hóa và tôn trọng văn hóa bởi vì các giá trị văn hóa hình thành tính cách của một người trước các nguyên tắc tôn giáo. “Sự khoan dung tôn giáo phải dựa trên nền tảng văn hóa và sự hợp tác của cộng đồng cấp cơ sở. Đây là sự khoan dung thực sự.” Cha Boni cho biết dự án làng Compang là một ví dụ cơ bản về sự dấn thân của SVD trong việc đối thoại liên tôn. “Nó liên quan rất nhiều đến đặc sủng và linh đạo của SVD,” cha nói. “Đó là một biểu hiện thực tế của đặc sủng và linh đạo đó, đáp ứng nhu cầu của người dân.” Ngôi Nhà thờ mới của dân làng Compang. Cha Boni Buahendria SVD và đội bóng tròn trước nhà thờ mới. Ngôi Thánh đường Hồi giáo nơi tiếp đón hầu hết những dân làng theo đạo Hồi.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTQ0MTI=